Hồng cổ sapa là một giống hồng Pháp được người Pháp mang về trồng tại vùng Sapa từ nhiều năm trước và giờ đây nó đã tồn tại, thích nghi và phát triển rất tốt với thổ nhưỡng cũng như khí hậu địa phương giống như bao cây trồng bản địa khác.
Với nguồn giống quý hiếm từ Pháp nơi có rất nhiều giống hồng đẹp, quyến rũ về màu sắc, hương thơm cũng như form, dáng hoa đã được khẳng định và nổi tiếng trên thế giới và đương nhiên Cổ SaPa không nằm ngoài danh sách những giống hồng quý hiếm đó.
Từ thế mạnh đó khi tới SaPa giống hồng này đã không không nằm ngoài sự kỳ vọng của người đã mang chúng đến với Sapa. Hiện nay giống hồng không còn được biết đến là một giống hồng của Pháp nữa mà thường được nhắc đến với cái tên bản địa là Hồng cổ Sapa và cũng trở thành sản vật đặc trưng, nổi bật trong từng căn nhà, từng dãy phố, các khu du lịch, nghỉ dưỡng trên toàn Sapa và gần đây đã trở thành một thú chơi mới thu hút được giới sành hoa, dân buôn trên toàn quốc đặc biệt tại các thành phố lớn và những gia đình có điều kiện kinh tế.
Một gốc hồng Cổ Sapa thường có tuổi thọ trung bình từ 30 - 40 năm, dáng cây xum xuê dạng cây bụi có nhiều gai lá hình thoi có viền răng cưa, hoa màu hồng sen và rất sai hoa một cây có thể lên tới hàng trăm bông lớn bé rất phù hợp với những không gian rộng, thoáng đáng như biệt thự, nhà riêng, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, cơ quan ...làm nên vẻ đẹp rất riêng rất sang trọng và không thiếu phần thơ mộng.
Cách trồng cây
- Các loại đất thích hợp là đất pha cát, đất thịt nhẹ, đất phù sa.
- Yêu cầu độ pH: từ 6 – 8, trường hợp độ pH dưới 5,5 cần bổ sung bón thêm vôi bột ( 20– 25 kg /sào) vãi vôi trước khi làm đất.
- Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng hoai mục, phân lân NPK + đạm urê + phân lân kali clorua. Hoa ra quanh năm và cách nhau 35 - 40 ngày một nứa
Cách chăm sóc:
- Sau khi mầm chính của cây lên cao chừng 20 - 25 cm thì tiến hành bấm ngọn chỉ để lại từ 4 đến 5 cành cấp 1 tỏa đều ra xung quanh tạo thành một khung sườn chính của cây. Thường xuyên cắt tỉa các lá già và cành tăm để cây trồng giảm được sâu bệnh và có thế đẹp.
- Nên bón cho cây nhiều phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, bùn ao phơi ải và phân lân NPK, những loại phân này sẽ làm cho cây tốt bền vững.
- Thường xuyên phun các loại phân bón lá như: A – H 502, kích phát tố hoa trái Thiên nông, Atonic phun theo định kỳ từ 10 – 15 ngày một lần để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ra nhiều hoa, hoa to và màu sắc sặc sỡ.
- Cứ khoảng 35 – 40 ngày bấm cành là tiến hàn bón thúc cây 1 lần để cây ra hoa đều đặn.
- Kỹ thuật bao hoa: Nếu để hoa nở tự nhiên thì sẽ không đều, thu bán không đồng loạt vì vậy cần có biện pháp bao hoa. Dùng giấy chuyên dùng màu trắng không thấm nước (Trung Quốc sản suất ) quấn chặt, kín vào bông hoa sắp nở theo hình chóp nón (khi được quấn trong giấy này hoa sẽ giữ không nở, sau khi bỏ giấy ra khoảng 1 – 2 giờ hoa sẽ nở bung rất đẹp mắt).
- Hồng cổ Sapa rất rễ mắc một số sâu bệnh hại như: rầy, rệp, trong trường hợp này cần dùng thuốc Aciara 25DC; Sutin 5EC. Đối với loại nhện đỏ thì dùng thuốc Ortus 5EC, Sokupi 0,36AS; Pegasus 500EC. Đối với bệnh thán thư, lở cổ rễ hại thân, hoa cành, bệnh sương mai dùng thuốc Ridomin 72% + Carbenzim 50WP hoặc thuốc Alpine 80WP + Cavil 50WP.